Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2305/QĐ-BNNMT | Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2025 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC THỦY LỢI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 35/2025/NĐ-CP ngày 25/02/2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/06/2025 của Chính phủ quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường;
Căn cứ Nghị định số 131/2025/NĐ-CP ngày 12/06/2025 của Chính phủ quy định phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực thủy lợi thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
- Thay thế các nội dung công bố tại các số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 17, 18, 19 mục B (thủ tục hành chính sửa đổi cấp tỉnh); các số thứ tự 1, 2, 5 tại mục C Phần I và nội dung cụ thể tương ứng của từng thủ tục hành chính tại các số thứ tự nêu trên tại phần II, Phụ lục kèm theo Quyết định số 843/QĐ-BNNMT ngày 15/04/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa lĩnh vực thủy lợi thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
- Bãi bỏ các nội dung công bố tại số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 7, 10 tại mục A; số thứ tự 3, 4 tại mục C Phần I và nội dung cụ thể tương ứng của từng thủ tục hành chính tại các số thứ tự nêu trên tại phần II, Phụ lục kèm theo Quyết định số 843/QĐ- BNNMT ngày 15/04/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa lĩnh vực thủy lợi thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC THỦY LỢI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2305/QĐ-BNNMT ngày 23/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
STT | Tên Thủ tục hành chính | Căn cứ pháp lý | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
Thủ tục hành chính cấp xã | ||||
1 | Phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp | Khoản 4, Điều 17 Nghị định số 131/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 | Thủy lợi | UBND cấp xã |
2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
(Những nội dung được in nghiêng trong phần này là những nội dung được sửa đổi, bổ sung)
STT | Mã số TTHC | Tên thủ tục hành chính | Căn cứ pháp lý Lĩnh vực | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp tỉnh | |||||
1 | 1.004427 | Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi:Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh[1] | - Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018; - Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023; - Khoản 2, Điều 27, Nghị định số 136/2025/NĐ- CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Sở Nông nghiệp và Môi trường |
2 | 2.001796 | Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đối với hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh[2] | - Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018; - Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023; - Khoản 4, Điều 62 Nghị định số 136/2025/NĐ- CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Sở Nông nghiệp và Môi trường |
3 | 2.001426 | Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh[3] | - Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018; - Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023. - Khoản 2, Điều 27, Nghị định số: 136/2025/NĐ- CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Sở Nông nghiệp và Môi trường |
4 | 2.001795 | Cấp giấy phép nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh[4]. | - Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018; - Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023. - Khoản 2, Điều 27, Nghị định số: 136/2025/NĐ- CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Sở Nông nghiệp và Môi trường |
5 | 1.003870 | Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh[5]. | - Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018; - Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023; - Khoản 2, Điều 27, Nghị định số: 136/2025/NĐ- CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Sở Nông nghiệp và Môi trường |
6 | 1.003921 | Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp bị mất, bị rách, hư hỏng thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh[6] | - Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018; - Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023. - Khoản 2, Điều 27, Nghị định số: 136/2025/NĐ- CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Sở Nông nghiệp và Môi trường |
7 | 1.003893 | Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp tên chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh[7] | - Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018; - Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023. - Khoản 2, Điều 27, Nghị định số 136/2025/NĐ- CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Sở Nông nghiệp và Môi trường |
8 | 2.001793 | Cấp giấy phép hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi của Chủ tịch UBND cấp tỉnh[8] | - Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018; - Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023. - Khoản 4, Điều 62 Nghị định số 136/2025/NĐ- CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Sở Nông nghiệp và Môi trường |
9 | 1.004385 | Cấp giấy phép cho các hoạt động trồng cây lâu năm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh[10] | - Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018; - Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023. - Khoản 4, Điều 62 Nghị định số 136/2025/NĐ- CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Sở Nông nghiệp và Môi trường |
10 | 2.001791 | Cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh[10] | - Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018; - Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023. - Khoản 4, Điều 62 Nghị định số 136/2025/NĐ- CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Sở Nông nghiệp và Môi trường |
11 | 1.003880 | Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đối với hoạt động: du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh[11] | - Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018; - Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023. - Khoản 4, Điều 62 Nghị định số 136/2025/NĐ- CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Sở Nông nghiệp và Môi trường |
12 | 2.001401 | Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Trồng cây lâu năm; Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh12[12] | - Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018; - Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023. - Khoản 4, Điều 62 Nghị định số 136/2025/NĐ- CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Sở Nông nghiệp và Môi trường |
13 | 1.003211 | Phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh[13] | - Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018; - Khoản 1, Điều 15, Nghị định số: 131/2025/NĐ- CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Sở Nông nghiệp và Môi trường |
14 | 1.003203 | Phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh[14] | - Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018; - Khoản 2, Điều 15, Nghị định số: 131/2025/NĐ- CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Sở Nông nghiệp và Môi trường |
15 | 1.003188 | Phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh[15] | - Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 114/2018/NĐ- CP ngày 04/9/2018; - Khoản 1, Điều 27, Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Sở Nông nghiệp và Môi trường |
B. Thủ tục hành chính cấp xã | |||||
1 | 1.003347 | Phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã[16] | Khoản 2, Điều 17, Nghị định số 131/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 | Thủy lợi | UBND cấp xã |
2 | 2.001627 | Phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành đối với công trình thủy lợi lớn và công trình thủy lợi vừa do UBND cấp tỉnh phân cấp[17] | Khoản 1, Điều 17, Nghị định số 131/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 | Thủy lợi | UBND cấp xã |
3 | 1.003471 | Phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã[18] | Khoản 3, Điều 17, Nghị định số 131/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 | Thủy lợi | UBND cấp xã |
3. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính | Tên VBQPPL quy định bãi bỏ thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp Trung ương | |||||
1 | 1.003983 | Cấp giấy phép nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý. | - Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ- CP ngày 14/5/2018; - Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023. - Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi |
2 | 1.003969 | Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Xây dựng công trình mới; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý. | - Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ- CP ngày 14/5/2018; - Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 - Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi |
3 | 1.003959 | Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý. | - Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018; - Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023; - Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi |
4 | 1.003660 | Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp bị mất, bị rách, hư hỏng thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý. | - Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ- CP ngày 14/5/2018; - Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023. - Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi |
5 | 1.003647 | Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp tên chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý. | - Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ- CP ngày 14/5/2018; - Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023; - Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi |
6 | 1.003611 | Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Xây dựng công trình mới; khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của của Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý. | - Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ- CP ngày 14/5/2018; - Nghị định số 40/2023/NĐ -CP ngày 27/6/2023; - Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi |
7 | 2.001332 | Phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của của Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý. | - Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định số 114/2018/NĐ- CP ngày 04/9/2018; - Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi |
B. Thủ tục hành chính cấp huyện | |||||
1 | 1.003459 | Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công thuộc thẩm quyền của UBND Cấp huyện (trên địa bàn từ 02 xã trở lên) | - Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định 114/2018/NĐ - CP ngày 04/9/2018; - Nghị định số 131/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Cơ quan chuyên môn cấp huyện |
2 | 1.003456 | Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của UBND Cấp huyện (trên địa bàn từ 02 xã trở lên) | - Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017; - Nghị định 114/2018/NĐ - CP ngày 04/9/2018. - Nghị định số 131/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025. | Thủy lợi | Cơ quan chuyên môn cấp huyện |
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
(Những nội dung sửa đổi, bổ sung tại từng TTHC dưới đây được ghi chú bằng cách in nghiêng)
I. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Môi trường.
Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Sở Nông nghiệp và Môi trường trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu đơn (tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025);
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị cấp phép;
- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi;
- Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân;
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công được phê duyệt;
- Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị cấp phép phải bổ sung:
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trường hợp đã tích hợp, kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì không yêu cầu nộp thành phần hồ sơ này);
+ Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư;
+ Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án.
- Bản vẽ thiết kế thi công, thuyết minh thiết kế.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Môi trường.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép
Sau khi có kết quả cấp Giấy phép đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường gửi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi) để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu đơn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025).
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;
- Điều 13, 17, 21 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Khoản 8, 9 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Khoản 2, Điều 27, Mục 2, Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ về Quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP; GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP
(Kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày …tháng …năm…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP; GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh...
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ............................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................
Số điện thoại: …………… Số Fax: ...................................................................
1. Đối với đề nghị Cấp giấy phép: Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động: .............................................................................................
- Nội dung: ............................................................................................................
- Vị trí của các hoạt động ......................................................................................
- Thời hạn đề nghị cấp phép...............; từ…... ngày… tháng.. năm... đến ngày...tháng... năm …
2. Đối với đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ……… đến ……….
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc Điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc Điều chỉnh nội dung: ...........................
- Vị trí của các hoạt động .......................................................................................
- Nội dung: ..............................................................................................................
- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....
3. Đối với đề nghị cấp lại giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ………… trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ ……………… đến ………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp lại giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép) với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị cấp phép lại: ………………………………………
- Vị trí của các hoạt động: ………………………………………………………
- Nội dung: ………………………………………………………………………
- Thời hạn cấp phép: từ … ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ..
- Lý do xin cấp lại: ………………………………………………………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh… xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
| TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP |
II. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đối với hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Môi trường. Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Sở Nông nghiệp và Môi trường trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu đơn (tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025);
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị cấp phép;
- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi;
- Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân;
- Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị cấp phép phải bổ sung:
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trường hợp đã tích hợp, kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì không yêu cầu nộp thành phần hồ sơ này);
+ Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư;
+ Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án. b) Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Môi trường
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép
Sau khi có kết quả cấp Giấy phép đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường gửi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi) để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025).
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;
- Điều 13, 17, 21 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Khoản 9, Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Khoản 2, Điều 27, Mục 2, Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ về Quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP; GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP
(Kèm theo Thông tư số 20/2025/TT - BNNMT ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày …tháng …năm…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP; GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh...
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ............................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................
Số điện thoại: …………… Số Fax: ...................................................................
1. Đối với đề nghị Cấp giấy phép: Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động: .............................................................................................
- Nội dung: ............................................................................................................
- Vị trí của các hoạt động ......................................................................................
- Thời hạn đề nghị cấp phép...............; từ…... ngày… tháng.. năm... đến ngày...tháng... năm …
2. Đối với đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ……… đến ……….
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc Điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc Điều chỉnh nội dung: ...........................
- Vị trí của các hoạt động .......................................................................................
- Nội dung: ..............................................................................................................
- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....
3. Đối với đề nghị cấp lại giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ………… trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ ……………… đến ………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp lại giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép) với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị cấp phép lại: ………………………………………
- Vị trí của các hoạt động: ………………………………………………………
- Nội dung: ………………………………………………………………………
- Thời hạn cấp phép: từ … ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ..
- Lý do xin cấp lại: ………………………………………………………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
| TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP |
III. Tên thủ tục hành chính: Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Môi trường.
Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Sở Nông nghiệp và Môi trường trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo mẫu đơn (tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025);
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép;
- Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân;
- Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân;
- Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép phải bổ sung:
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (cập nhật đến thời điểm đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép) (trường hợp đã tích hợp, kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì không yêu cầu nộp thành phần hồ sơ này);
+ Trường hợp có thay đổi quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động được cấp phép phải bổ sung: bản sao quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư; bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường; bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án điều chỉnh.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Môi trường.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép
Sau khi có kết quả cấp Giấy phép đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường gửi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi) để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu đơn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025).
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;
- Điều 17, khoản 1, 2 Điều 29 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Khoản 10,11 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Khoản 2, Điều 27, Mục 2, Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ về Quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP; GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP
(Kèm theo Thông tư số 20/2025/TT - BNNMT ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày …tháng …năm…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP; GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh...
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ............................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................
Số điện thoại: …………… Số Fax: ...................................................................
1. Đối với đề nghị Cấp giấy phép: Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động: .............................................................................................
- Nội dung: ............................................................................................................
- Vị trí của các hoạt động ......................................................................................
- Thời hạn đề nghị cấp phép...............; từ…... ngày… tháng.. năm... đến ngày...tháng... năm …
2. Đối với đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ……… đến ……….
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc Điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc Điều chỉnh nội dung: ...........................
- Vị trí của các hoạt động .......................................................................................
- Nội dung: ..............................................................................................................
- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....
3. Đối với đề nghị cấp lại giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ………… trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ ……………… đến ………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp lại giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép) với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị cấp phép lại: ………………………………………
- Vị trí của các hoạt động: ………………………………………………………
- Nội dung: ………………………………………………………………………
- Thời hạn cấp phép: từ … ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ..
- Lý do xin cấp lại: ………………………………………………………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
| TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ |
IV. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Môi trường. Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Sở Nông nghiệp và Môi trường trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu đơn (tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025);
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi;
- Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân;
- Bản sao giấy phép dịch vụ nổ mìn;
- Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị cấp phép phải bổ sung:
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trường hợp đã tích hợp, kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì không yêu cầu nộp thành phần hồ sơ này);
+ Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư;
+ Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Môi trường.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép
Sau khi có kết quả cấp Giấy phép đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường gửi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi) để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu đơn tại Phụ lục I
ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT- BNNMT ngày 19/6/2025).
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;
- Điều 13, 17, 21, Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Khoản 9, Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Khoản 2, Điều 27, Mục 2, Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ về Quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP; GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP
(Kèm theo Thông tư số 20/2025/TT - BNNMT ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày …tháng …năm…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP; GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh...
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ............................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................
Số điện thoại: …………… Số Fax: ...................................................................
1. Đối với đề nghị Cấp giấy phép: Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động
trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá
nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động: .............................................................................................
- Nội dung: ............................................................................................................
- Vị trí của các hoạt động ......................................................................................
- Thời hạn đề nghị cấp phép...............; từ…... ngày… tháng.. năm... đến
ngày...tháng... năm …
2. Đối với đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ……… đến ……….
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc Điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc Điều chỉnh nội dung: ...........................
- Vị trí của các hoạt động .......................................................................................
- Nội dung: ..............................................................................................................
- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....
3. Đối với đề nghị cấp lại giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ………… trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ ……………… đến ………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp lại giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép) với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị cấp phép lại: ………………………………………
- Vị trí của các hoạt động: ………………………………………………………
- Nội dung: ………………………………………………………………………
- Thời hạn cấp phép: từ … ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ..
- Lý do xin cấp lại: ………………………………………………………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh...xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
| TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ |
V. Tên thủ tục hành chính: Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Môi trường.
Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Sở Nông nghiệp và Môi trường trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo mẫu đơn (tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025);
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép;
- Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân;
- Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân;
- Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép phải bổ sung:
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (cập nhật đến thời điểm đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép (trường hợp đã tích hợp, kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì không yêu cầu nộp thành phần hồ sơ này);
+ Trường hợp có thay đổi quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động được cấp phép phải bổ sung: bản sao quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư; bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường; bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án điều chỉnh.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Môi trường
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép
Sau khi có kết quả cấp Giấy phép đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường gửi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi) để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu đơn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025).
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;
- Điều 13, 17, khoản 1, 2 Điều 29 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Khoản 10, 11 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Khoản 2, Điều 27, Mục 2, Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ về Quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP; GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP
(Kèm theo Thông tư số 20/2025/TT - BNNMT ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày …tháng …năm…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP; GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh...
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ............................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................
Số điện thoại: …………… Số Fax: ...................................................................
1. Đối với đề nghị Cấp giấy phép: Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động: .............................................................................................
- Nội dung: ............................................................................................................
- Vị trí của các hoạt động ......................................................................................
- Thời hạn đề nghị cấp phép...............; từ…... ngày… tháng.. năm... đến ngày...tháng... năm …
2. Đối với đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ……… đến ……….
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc Điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc Điều chỉnh nội dung: ...........................
- Vị trí của các hoạt động .......................................................................................
- Nội dung: ..............................................................................................................
- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....
3. Đối với đề nghị cấp lại giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ………… trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ ……………… đến ………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp lại giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép) với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị cấp phép lại: ………………………………………
- Vị trí của các hoạt động: ………………………………………………………
- Nội dung: ………………………………………………………………………
- Thời hạn cấp phép: từ … ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ..
- Lý do xin cấp lại: ………………………………………………………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
| TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ |
VI. Tên thủ tục hành chính: Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp bị mất, bị rách, hư hỏng thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Môi trường. Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Sở Nông nghiệp và Môi trường trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp lại giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu đơn (tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Môi trường
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép
Sau khi có kết quả cấp Giấy phép đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường gửi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi) để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Có
- Giấy phép bị mất, bị rách, bị hư hỏng.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;
- Điều 17, Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Khoản 8, Khoản 12 - Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023);
- Khoản 2, Điều 27, Mục 2, Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ về Quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP; GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP
(Kèm theo Thông tư số 20/2025/TT - BNNMT ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày …tháng …năm…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP; GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh...
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ............................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................
Số điện thoại: …………… Số Fax: ...................................................................
1. Đối với đề nghị Cấp giấy phép: Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá
nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động: .............................................................................................
- Nội dung: ............................................................................................................
- Vị trí của các hoạt động ......................................................................................
- Thời hạn đề nghị cấp phép...............; từ…... ngày… tháng.. năm... đến ngày...tháng... năm …
2. Đối với đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ……… đến ……….
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc Điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc Điều chỉnh nội dung: ...........................
- Vị trí của các hoạt động .......................................................................................
- Nội dung: ..............................................................................................................
- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....
3. Đối với đề nghị cấp lại giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ………… trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ ……………… đến ………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp lại giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép) với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị cấp phép lại: ………………………………………
- Vị trí của các hoạt động: ………………………………………………………
- Nội dung: ………………………………………………………………………
- Thời hạn cấp phép: từ … ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ..
- Lý do xin cấp lại: ………………………………………………………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
| TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ |
VII. Tên thủ tục hành chính: Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp tên chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Môi trường.
Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Sở Nông nghiệp và Môi trường trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp lại giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu đơn (tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025);
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trường hợp đã tích hợp, kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì không yêu cầu nộp thành phần hồ sơ này);
- Bản sao các Quyết định do cơ quan có thẩm quyền cấp về việc thay đổi tên doanh nghiệp do chuyển nhượng, sát nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Môi trường
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép
Sau khi có kết quả cấp Giấy phép đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường gửi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi) để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu đơn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025).
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Có
Tên của tổ chức cá nhân đã được cấp giấy phép bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;
- Điều 17, Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Khoản 8, Khoản 12 - Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023);
- Khoản 2, Điều 27, Mục 2, Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ về Quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP; GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP
(Kèm theo Thông tư số 20/2025/TT - BNNMT ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày …tháng …năm…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP; GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh...
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ............................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................
Số điện thoại: …………… Số Fax: ...................................................................
1. Đối với đề nghị Cấp giấy phép: Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động: .............................................................................................
- Nội dung: ............................................................................................................
- Vị trí của các hoạt động ......................................................................................
- Thời hạn đề nghị cấp phép...............; từ…... ngày… tháng.. năm... đến ngày...tháng... năm …
2. Đối với đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ……… đến ……….
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc Điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc Điều chỉnh nội dung: ...........................
- Vị trí của các hoạt động .......................................................................................
- Nội dung: ..............................................................................................................
- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....
3. Đối với đề nghị cấp lại giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ………… trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ ……………… đến ………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp lại giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép) với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị cấp phép lại: ………………………………………
- Vị trí của các hoạt động: ………………………………………………………
- Nội dung: ………………………………………………………………………
- Thời hạn cấp phép: từ … ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ..
- Lý do xin cấp lại: ………………………………………………………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
| TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ |
VIII. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Môi trường. Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Sở Nông nghiệp và Môi trường trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu đơn (tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025).
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị cấp giấy phép.
- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi.
- Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ; phương tiện đường thủy nội địa (trường hợp đã tích hợp, kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì không yêu cầu nộp thành phần hồ sơ này).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Môi trường
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép
Sau khi có kết quả cấp Giấy phép đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường gửi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi) để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu đơn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025).
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;
- Điều 13, 21 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018;
- Khoản 8, 9 - Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ về Quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP; GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP
(Kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày …tháng …năm…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP; GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh...
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ............................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................
Số điện thoại: …………… Số Fax: ...................................................................
1. Đối với đề nghị Cấp giấy phép: Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động: .............................................................................................
- Nội dung: ............................................................................................................
- Vị trí của các hoạt động ......................................................................................
- Thời hạn đề nghị cấp phép...............; từ…... ngày… tháng.. năm... đến ngày...tháng... năm …
2. Đối với đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ……… đến ……….
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc Điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc Điều chỉnh nội dung: ...........................
- Vị trí của các hoạt động .......................................................................................
- Nội dung: ..............................................................................................................
- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....
3. Đối với đề nghị cấp lại giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ………… trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ ……………… đến ………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp lại giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép) với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị cấp phép lại: ………………………………………
- Vị trí của các hoạt động: ………………………………………………………
- Nội dung: ………………………………………………………………………
- Thời hạn cấp phép: từ … ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ..
- Lý do xin cấp lại: ………………………………………………………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
| TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ |
IX. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép cho các hoạt động trồng cây lâu năm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Môi trường. Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Sở Nông nghiệp và Môi trường trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu đơn (tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025);
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi;
- Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân;
- Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị cấp phép phải bổ sung:
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trường hợp đã tích hợp, kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì không yêu cầu nộp thành phần hồ sơ này);
+ Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư;
+ Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Môi trường
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép
Sau khi có kết quả cấp Giấy phép đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường gửi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi) để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo đơn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025).
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;
- Điều 13, 17, 21 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018;
- Khoản 8, 9 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ về Quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP; GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP
(Kèm theo Thông tư số 20/2025/TT - BNNMT ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày …tháng …năm…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP; GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh...
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ............................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................
Số điện thoại: …………… Số Fax: ...................................................................
1. Đối với đề nghị Cấp giấy phép: Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động: .............................................................................................
- Nội dung: ............................................................................................................
- Vị trí của các hoạt động ......................................................................................
- Thời hạn đề nghị cấp phép...............; từ…... ngày… tháng.. năm... đến ngày...tháng... năm …
2. Đối với đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ……… đến ……….
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc Điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc Điều chỉnh nội dung: ...........................
- Vị trí của các hoạt động .......................................................................................
- Nội dung: ..............................................................................................................
- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....
3. Đối với đề nghị cấp lại giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ………… trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ ……………… đến ………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp lại giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép) với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị cấp phép lại: ………………………………………
- Vị trí của các hoạt động: ………………………………………………………
- Nội dung: ………………………………………………………………………
- Thời hạn cấp phép: từ … ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ..
- Lý do xin cấp lại: ………………………………………………………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh… xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
| TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ |
X. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Môi trường.
Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Sở Nông nghiệp và Môi trường trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu
chính chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu đơn (tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025).
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi;
- Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Môi trường
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép
Sau khi có kết quả cấp Giấy phép đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường gửi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi) để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu đơn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025).
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;
- Điều 13, 17 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018;
- Khoản 8,9 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ về Quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP; GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP
(Kèm theo Thông tư số 20/2025/TT - BNNMT ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày …tháng …năm…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP; GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh...
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ............................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................
Số điện thoại: …………… Số Fax: ...................................................................
1. Đối với đề nghị Cấp giấy phép: Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động: .............................................................................................
- Nội dung: ............................................................................................................
- Vị trí của các hoạt động ......................................................................................
- Thời hạn đề nghị cấp phép...............; từ…... ngày… tháng.. năm... đến ngày...tháng... năm …
2. Đối với đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ……… đến ……….
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc Điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc Điều chỉnh nội dung: ...........................
- Vị trí của các hoạt động .......................................................................................
- Nội dung: ..............................................................................................................
- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....
3. Đối với đề nghị cấp lại giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ………… trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ ……………… đến ………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp lại giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép) với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị cấp phép lại: ………………………………………
- Vị trí của các hoạt động: ………………………………………………………
- Nội dung: ………………………………………………………………………
- Thời hạn cấp phép: từ … ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ..
- Lý do xin cấp lại: ………………………………………………………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh... xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
| TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ |
XI. Tên thủ tục hành chính: Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đối với hoạt động: du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Môi trường. Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Sở Nông nghiệp và Môi trường trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo mẫu đơn (tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025);
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép;
- Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân;
- Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân;
- Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép phải bổ sung:
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (cập nhật đến thời điểm đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép) (trường hợp đã tích hợp, kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì không yêu cầu nộp thành phần hồ sơ này);
+ Trường hợp có thay đổi quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động được cấp phép phải bổ sung: bản sao quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư; bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường; bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án điều chỉnh.
b) Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Môi trường
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép
Sau khi có kết quả cấp Giấy phép đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường gửi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi) để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu đơn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025).
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 1, 2 Điều 29 Nghị định số 67/2018/NĐ- CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Khoản 10, điểm c - khoản - 11 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ về Quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP; GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP
(Kèm theo Thông tư số 20/2025/TT - BNNMT ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày …tháng …năm…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP; GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh...
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ............................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................
Số điện thoại: …………… Số Fax: ...................................................................
1. Đối với đề nghị Cấp giấy phép: Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động: .............................................................................................
- Nội dung: ............................................................................................................
- Vị trí của các hoạt động ......................................................................................
- Thời hạn đề nghị cấp phép...............; từ…... ngày… tháng.. năm... đến ngày...tháng... năm …
2. Đối với đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ……… đến ……….
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc Điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc Điều chỉnh nội dung: ...........................
- Vị trí của các hoạt động .......................................................................................
- Nội dung: ..............................................................................................................
- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....
3. Đối với đề nghị cấp lại giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ………… trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ ……………… đến ………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp lại giấy phép cho (tên tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp lại giấy phép) với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị cấp phép lại: ………………………………………
- Vị trí của các hoạt động: ………………………………………………………
- Nội dung: ………………………………………………………………………
- Thời hạn cấp phép: từ … ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ..
- Lý do xin cấp lại: ………………………………………………………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh...xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
| TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ |
XII. Tên thủ tục hành chính: Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Trồng cây lâu năm; Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Môi trường. Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Sở Nông nghiệp và Môi trường trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo mẫu đơn (tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025);
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép;
- Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân;
- Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân;
- Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép phải bổ sung:
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (cập nhật đến thời điểm đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép) (trường hợp đã tích hợp, kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì không yêu cầu nộp thành phần hồ sơ này);
+ Trường hợp có thay đổi quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động được cấp phép phải bổ sung: bản sao quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư; bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường; bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án điều chỉnh.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Môi trường
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép
Sau khi có kết quả cấp Giấy phép đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường gửi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi) để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu đơn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025).
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;
- Điều 13, 17, khoản 1, 2 Điều 29 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Khoản 10, 11 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ về Quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP; GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP
(Kèm theo Thông tư số 20/2025/TT - BNNMT ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……, ngày …tháng …năm…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP; GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP; CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh...
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ............................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................
Số điện thoại: …………… Số Fax: ...................................................................
1. Đối với đề nghị Cấp giấy phép: Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động: .............................................................................................
- Nội dung: ............................................................................................................
- Vị trí của các hoạt động ......................................................................................
- Thời hạn đề nghị cấp phép...............; từ…... ngày… tháng.. năm... đến ngày...tháng... năm …
2. Đối với đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ……… đến ……….
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc Điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc Điều chỉnh nội dung: ...........................
- Vị trí của các hoạt động .......................................................................................
- Nội dung: ..............................................................................................................
- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....
3. Đối với đề nghị cấp lại giấy phép:
Đang tiến hành các hoạt động ………… trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ ……………… đến ………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp lại giấy phép cho (tên tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp lại giấy phép) với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị cấp phép lại: ………………………………………
- Vị trí của các hoạt động: ………………………………………………………
- Nội dung: ………………………………………………………………………
- Thời hạn cấp phép: từ … ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ..
- Lý do xin cấp lại: ………………………………………………………………
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh... xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
| TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ |
XIII. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Môi trường
Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Sở Nông nghiệp và Môi trường trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức thẩm định, kiểm tra thực tế (trường hợp cần thiết) và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt; trường hợp không phê duyệt thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
- Dự thảo phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có). b) Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Môi trường
7. Kết quả thực hiện TTHC: Phương án được phê duyệt
Sau khi có kết quả phương án được phê duyệt đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường gửi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi) để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 131/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ về Quy định phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
XIV. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Môi trường. Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Sở Nông nghiệp và Môi trường trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức thẩm định, kiểm tra thực tế (trường hợp cần thiết) và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt; trường hợp không phê duyệt thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt;
- Dự thảo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
b) Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Môi trường.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Phương án được phê duyệt
Sau khi có kết quả phương án được phê duyệt đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường gửi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi) để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 2, Điều 15, Nghị định số 131/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 về Quy định phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
XV. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến cơ quan được Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
- Trong thời hạn 22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước; trường hợp không phê duyệt thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt;
- Dự thảo phương án bảo vệ;
- Ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có);
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
b) Số lượng: 01
4. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao xử lý.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Phương án được phê duyệt
Sau khi có kết quả phương án được phê duyệt đề nghị Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính gửi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi) để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
I. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
- Trong thời hạn 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định phê duyệt; trường hợp không phê duyệt thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt;
- Dự thảo phương án bảo vệ;
- Ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có);
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
b) Số lượng: 01
4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Phương án được phê duyệt
Sau khi có kết quả phương án được phê duyệt đề nghị UBND cấp xã gửi về Sở Nông nghiệp và Môi trường để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 4, Điều 17, Nghị định số 131/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 về Quy định phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
II. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Uỷ ban nhân dân cấp xã trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
- Trong thời hạn 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã tổ chức thẩm định hoặc tổ chức kiểm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ trình của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định phê duyệt; trường hợp không phê duyệt thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa nước;
- Dự thảo quy trình vận hành hồ chứa nước;
- Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật;
- Bản đồ hiện trạng công trình;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo. b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định
Sau khi có kết quả phương án được phê duyệt đề nghị UBND cấp xã gửi về Sở Nông nghiệp và Môi trường để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 2 Điều 17, Nghị định số 131/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 về Quy định phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
III. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành đối với công trình thủy lợi lớn và công trình thủy lợi vừa do UBND cấp tỉnh phân cấp.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Uỷ ban nhân dân cấp xã trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
- Trong thời hạn 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã tổ chức thẩm định, kiểm tra thực tế và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết phê duyệt, điều chỉnh; trường hợp không phê duyệt, điều chỉnh thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành được lập theo mẫu 01 tại Phụ lục I Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018;
- Dự thảo quy trình vận hành công trình theo mẫu 02 tại Phụ lục I Thông tư 25/2018/TT- BNNPTNT ngày 15/5/2018;
- Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các tổ chức thủy lợi cơ sở, tổ chức khai thác công trình thủy lợi, cơ quan, đơn vị liên quan;
- Bản đồ hiện trạng công trình thủy lợi.
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
Thời hạn cấp giấy phép: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định;
Sau khi có kết quả phương án được phê duyệt đề nghị UBND cấp xã gửi về Sở Nông nghiệp và Môi trường để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Có
- Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành được lập theo mẫu 01 tại Phụ lục I Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018;
- Dự thảo quy trình vận hành công trình theo mẫu 02 tại Phụ lục I Thông tư 05/2018/TT- BNNPTNT ngày 15/5/2025.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC.
- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;
- Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018;
- Khoản 1 Điều 17, Nghị định số 131/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 về Quy định phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
Mẫu 01: Mẫu Tờ trình
TÊN ĐƠN VỊ TRÌNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số.................. | ..............., ngày........tháng........năm 20...... |
TỜ TRÌNH
Về việc phê duyệt và ban hành
Quy trình vận hành công trình thủy lợi....................
Kính gửi: [tên cơ quan phê duyệt và ban hành]
Căn cứ Quyết định số....................................... ngày ......../......../20.................. của...................... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của........
Căn cứ Luật Thủy lợi số 08/2017/QH 14 ngày 19/6/2017;
Căn cứ Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi ngày........tháng........năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ....................................................................................................................
Căn cứ....................................................................................................................
Quy trình vận hành công trình thủy lợi.......... đã được.............. lập......
[Tên đơn vị trình] lập Tờ trình kính đề nghị [tên cơ quan phê duyệt và ban hành] phê duyệt và ban hành quy trình vận hành công trình thủy lợi.............................. với nội dung chính như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG QUY TRÌNH
1. Tên công trình: ...............................................................................................
2. Loại công trình: (đặc biệt, liên tỉnh, 01 tỉnh…) ..................................................
3. Người quyết định đầu tư: ................................................................................
4. Tên chủ đầu tư (nếu có) và các thông tin để liên hệ (địa chỉ, điện thoại, ...): ....
5. Địa điểm: ........................................................................................................
6. Nguồn vốn đầu tư: ...........................................................................................
7. Thời gian thực hiện: ...........................................................................................
8. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: .......................................................................
9. Nhà thầu lập Quy trình vận hành công trình thủy lợi: ....................................
10. Các thông tin khác (nếu có): ............................................................................
II. HỒ SƠ KÈM THEO GỒM CÓ:
1. Văn bản pháp lý:
- Văn bản chủ trương về việc lập quy trình vận hành công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương lập quy trình vận hành (đối với dự án sử dụng vốn khác);
- Quyết định lựa chọn nhà thầu lập quy trình vận hành;
- Quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch thủy lợi vùng, các tỉnh của công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).
2. Hồ sơ kèm theo gồm có:
- Bản dự thảo "Quy trình vận hành công trình thủy lợi" theo mẫu Phụ lục I, Thông tư này.
- Các tài liệu tính toán (Kiểm tra lại các thông số khí tượng thủy văn, năng lực của các công trình thủy lợi, yêu cầu cấp nước, tiêu nước, cân bằng nước)
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật: báo cáo tính toán nhu cầu nước, thủy văn, thủy nông, thủy lực….
- Các văn bản, tài liệu sử dụng trong quá trình lập quy trình.
- Các văn bản đóng góp ý kiến của địa phương, ngành liên quan.
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo.
- Bản điện tử lưu trữ toàn bộ hồ sơ trình thẩm định.
(Tên tổ chức) trình (Cơ quan phê duyệt) phê duyệt quy trình vận hành (Tên quy trình)./.
Nơi nhận: - Như trên; | [Tên đơn vị trình] |
Mẫu số 02:
QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI QUAN TRỌNG ĐẶC BIỆT, CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LỚN, CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VỪA
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ....... /QĐ-…… | ........., ngày........tháng........năm 20...... |
Quy trình vận hành công trình thủy lợi ................................
(Ban hành kèm theo Quyết định số................./QĐ-…… ngày / /20… của ……………………………………..)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Cơ sở pháp lý
Trích dẫn các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý khai thác công trình thủy lợi: Luật Thủy lợi; Luật Tài nguyên nước; Luật Đê điều; Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản liên quan khác.
2. Nguyên tắc vận hành công trình
Vận hành công trình mang tính hệ thống không chia cắt theo địa giới hành chính; vận hành, khai thác theo thiết kế và năng lực thực tế của các công trình.
3. Nhiệm vụ của hệ thống công trình: Tưới, cấp nước, tiêu, thoát nước, rửa mặn, ngăn lũ…
4. Thông số kỹ thuật chủ yếu của các công trình đầu mối chủ yếu trong hệ thống
5. Các quy định khác tuỳ theo điều kiện cụ thể của hệ thống
Chương II
VẬN HÀNH TƯỚI, CẤP NƯỚC
1. Trường hợp nguồn nước đảm bảo yêu cầu dùng nước
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.
2. Trường hợp nguồn nước không đảm bảo yêu cầu dùng nước
- Mức độ đảm bảo cấp nước theo thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng dùng nước;
- Các giải pháp: Bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước...;
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.
3. Trường hợp khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, thau chua, rửa mặn hệ thống
- Mức độ đảm bảo cấp nước theo thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng dùng nước;
- Các giải pháp: Bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước...;
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.
4. Trường hợp đặc biệt
Dự báo có tin bão gần, áp thấp nhiệt đới hoặc mưa lớn ảnh hưởng đến hệ thống; Lũ sông cao (từ báo động 3 trở lên); công trình chính gặp sự cố.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.
Chương III
VẬN HÀNH TIÊU, THOÁT NƯỚC
I. Vận hành tiêu thoát nước
Vận hành hệ thống tiêu sau mỗi đợt tưới hoặc có những vùng cục bộ cần tiêu để ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt, cải thiện chất lượng nước, cụ thể:
1. Hệ thống không ảnh hưởng thủy triều
a) Trường hợp 1: Năng lực của hệ thống đảm bảo yêu cầu tiêu nước.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối ứng với mưa thiết kế (tính theo lượng mưa 1, 3, 5.. ngày lớn nhất).
b) Trường hợp 2: Năng lực của hệ thống không đảm bảo yêu cầu tiêu nước (lượng mưa thực tế lớn hơn lượng mưa thiết kế).
- Thứ tự và mức độ ưu tiên đảm bảo tiêu nước đối với các đối tượng cần tiêu nước;
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối ứng với mưa thiết kế (tính theo lượng mưa 1, 3, 5.. ngày lớn nhất);
- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu nước, thay đổi diện tích vùng tiêu hoặc hướng tiêu, điều chỉnh yêu cầu tiêu nước (lưu lượng và thời gian tiêu nước)... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.
2. Hệ thống ảnh hưởng thủy triều
a) Trường hợp 1: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;
b) Trường hợp 2: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.
c) Trường hợp 3: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường, lũ sông thấp.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;
- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.
d) Trường hợp 4: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém, lũ sông thấp.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;
- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.
đ) Trường hợp 5: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường, lũ sông cao.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;
- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.
e) Trường hợp 6: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém, lũ sông cao.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;
- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.
g) Trường hợp 7: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường, lũ sông cao.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;
- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.
h) Trường hợp 8: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém, lũ sông cao.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;
- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.
II. Vận hành thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;
- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.
III. Vận hành tiêu nước đệm
Dự báo có bão gần, áp thấp nhiệt đới hoặc các hình thái thời tiết gây mưa lớn trong hệ thống.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.
IV. Vận hành trong trường hợp đặc biệt: Quy định vận hành công trình khi có nguy cơ xảy ra sự cố hoặc xảy ra sự cố.
- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;
- Mực nước tại các công trình điều tiết;
- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;
- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng; đề xuất phương án xử lý nguy cơ xảy ra sự cố hoặc khắc phục khẩn cấp sự cố để đảm bảo an toàn.
Chương IV
QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
1. Quy định các trạm, điểm đo và theo dõi lượng mưa, mực nước, lưu lượng và bốc hơi
2. Quy định chế độ quan trắc theo mùa, vụ sản xuất
3. Quy định đo kiểm tra định kỳ, chất lượng nước của hệ thống
4. Quy định chế độ báo cáo, sử dụng và lưu trữ tài liệu KTTV
5. Quy định chế độ kiểm tra định kỳ các thiết bị, dụng cụ quan trắc KTTV
Chương V
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
1. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân đối với việc vận hành hệ thống
- Ủy ban nhân dân các cấp;
- Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các cấp;
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Môi trường đối với công trình thủy lợi do Bộ quản lý; Sở Nông nghiệp và Môi trường đối với công trình thủy lợi trong phạm vi tỉnh quản lý;
- Các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi;
- Các tổ chức, cá nhân hưởng lợi.
2. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn đối với việc huy động nhân lực, vật tư để ứng cứu, phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn công trình của các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời điểm thi hành QTVH hệ thống
2. Nguyên tắc sửa đổi, bổ sung QTVH hệ thống
3. Hình thức xử lý vi phạm QTVH hệ thống theo quy định của pháp luật
| (Tên cơ quan phê duyệt ) |
Phụ lục kèm theo quy trình vận hành công trình
1. Tổng quan về hệ thống công trình thủy lợi
- Đặc điểm hệ thống (địa hình, KTTV, dân sinh kinh tế, môi trường...);
- Danh mục các văn bản pháp quy liên quan đến hệ thống (qui hoạch, thiết kế, bổ sung nâng cấp công trình...).
2. Thống kê các công trình chủ yếu
Thống kê các công trình đầu mối và các công trình trên trục chính (vị trí, thông số kỹ thuật, nhiệm vụ, đặc điểm hiện trạng…).
3. Bản đồ hệ thống theo thiết kế được duyệt
- Bản đồ hiện trạng công trình và phân vùng tưới in trên khổ A3;
- Bản đồ hiện trạng công trình và phân vùng tiêu in trên khổ A3.
IV. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:
Uỷ ban nhân dân cấp xã trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
- Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định phê duyệt; trường hợp không phê duyệt thì có ngay văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt;
- Dự thảo đề cương kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có). b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Đề cương, kết quả kiểm định được phê duyệt
Sau khi có kết quả phương án được phê duyệt đề nghị UBND cấp xã gửi về Sở Nông nghiệp và Môi trường để biết và theo dõi.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Khoản 3, Điều 17, Nghị định số 131/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 về Quy định phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
- Thông tư số 20/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
[1] Tên của TTHC “Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Xây dựng công trình mới; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý” (mã số 1.0039690) và “Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND Cấp Tỉnh” (mã số 1.004427) được công bố tại Quyết định 843/QĐ-BNNMT ngày 15/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung bằng tên này.
[2] Tên của TTHC “Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đối với hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch UBND cấp tỉnh” được công bố tại Quyết định 843/QĐ-BNNMT ngày 15/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung bằng tên này.
[3] Tên của TTHC “Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép: Xây dựng công trình mới; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường” được công bố tại Quyết định 843/QĐ-BNNMT ngày 15/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung bằng tên này.
[4] Tên của TTHC“Cấp giấy phép nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý” (mã số 1.003983) và“Cấp giấy phép nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND Cấp Tỉnh” (mã số 2.001795) được công bố tại Quyết định 843/QĐ-BNNMT ngày 15/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung bằng tên này.
[5] Tên của TTHC “Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý” (mã số 1.003959) và “Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND Cấp Tỉnh” (mã số 2.001795) được công bố tại Quyết định 843/QĐ-BNNMT ngày 15/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung bằng tên này.
[6] Tên của TTHC “Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp bị mất, bị rách, hư hỏng thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý” (mã số 1.003660) và“Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp bị mất, bị rách, hư hỏng thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND Cấp Tỉnh” (mã số 1.003921) được công bố tại Quyết định 843/QĐ- BNNMT ngày 15/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung bằng tên này.
[7] Tên của TTHC “Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp tên chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý” (mã số 1.003647) và “Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp tên chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND Cấp Tỉnh” (mã số 1.003893) được công bố tại Quyết định 843/QĐ-BNNMT ngày 15/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung bằng tên này.
[8] Tên của TTHC “Cấp giấy phép hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi của UBND Cấp Tỉnh được công bố tại Quyết định 843/QĐ-BNNMT ngày 15/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung bằng tên này.
[10] Tên của TTHC “Cấp giấy phép cho các hoạt động trồng cây lâu năm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND Cấp Tỉnh” được công bố tại Quyết định 843/QĐ-BNNMT ngày 15/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung bằng tên này.
[10] Tên của TTHC “Cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND Cấp Tỉnh” được công bố tại Quyết định 843/QĐ- BNNMT ngày 15/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung bằng tên này.
[11] Tên của TTHC “Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đối với hoạt động: du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND Cấp Tỉnh” được công bố tại Quyết định 843/QĐ-BNNMT ngày 15/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung bằng tên này.
[12] Tên của TTHC “Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đối với hoạt động: du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND Cấp Tỉnh” được công bố tại Quyết định 843/QĐ-BNNMT ngày 15/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung bằng tên này.
[13] Tên của TTHC “Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công thuộc thẩm quyền của UBND Cấp Tỉnh” (mã số 1.003211) và “Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện (trên địa bàn từ 02 xã trở lên)” (mã số 1.003459) đã được công bố tại Quyết định 843/QĐ-BNNMT ngày 15/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung bằng tên này.
[14] Tên của TTHC “Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của UBND Cấp Tỉnh” (mã số 1.003203) và “Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của UBND Cấp huyện (trên địa bàn từ 02 xã trở lên)” (mã số 1.003456) đã được công bố tại Quyết định 843/QĐ-BNNMT ngày 15/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung bằng tên này.
[15] Tên của TTHC “Phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý” (mã số 2.0013320) và“Phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của UBND Cấp Tỉnh” (mã số 1.003188) được công bố tại Quyết định 843/QĐ-BNNMT ngày 15/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung bằng tên này.
[16] Tên của TTHC “Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của UBND Cấp huyện” đã được công bố tại Quyết định 843/QĐ-BNNMT ngày 15/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung bằng tên này.
[17] Tên của TTHC “Phê duyệt, điều chỉnh quy trình vận hành đối với công trình thủy lợi lớn và công trình thủy lợi vừa do UBND cấp tỉnh phân cấp” đã được công bố tại Quyết định 843/QĐ-BNNMT ngày 15/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung bằng tên này.
[18] Tên của TTHC “Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền của UBND Cấp huyện” đã được công bố tại Quyết định 843/QĐ- BNNMT ngày 15/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung bằng tên này.
- 1Quyết định 2309/QĐ-BNNMT năm 2025 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; bị bãi bỏ lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
- 2Quyết định 2303/QĐ-BNNMT năm 2025 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
- 3Quyết định 2308/QĐ-BNNMT năm 2025 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
- 4Quyết định 2298/QĐ-BNNMT năm 2025 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực biển và hải đảo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Quyết định 2305/QĐ-BNNMT năm 2025 công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung; bị bãi bỏ lĩnh vực Thủy lợi thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
- Số hiệu: 2305/QĐ-BNNMT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/06/2025
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Môi trường
- Người ký: Nguyễn Hoàng Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/06/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra